cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu
Bạn đang thắc mắc không biết cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu. Hoàng Nam xin hướng dẫn cách tính mức lương hưu được hưởng qua bài viết sau.Theo Luật BHXH mới nhất năm 2016 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
[caption id="attachment_2894" align="aligncenter" width="949"] Thay đổi cách tính lương hưu[/caption]
Tỷ lệ hưởng lương hưu:
- Về hưu trước ngày 01/01/2018
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mổi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nử mức tối đa bằng 75%
Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 3%
- Về hưu từ ngày 01/01/2018
Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mổi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH dưới đây , sau đó cứ mổi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%
Nam:
+ Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 16 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 17 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 18 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 19 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 20 năm) x 2%.
Cách tính Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Mức BQTL = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH |
Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T) |
Trước ngày 01/01/1995 |
5 năm |
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 |
6 năm |
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 |
8 năm |
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 |
10 năm |
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 |
15 năm |
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 |
20 năm |
Từ 01/01/2025 |
Toàn bộ thời gian đóng BHXH |
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
[caption id="attachment_2895" align="alignnone" width="797"] trợ cấp một lần khi nghỉ hưu[/caption]
- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Nguồn : cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu
Tags:
0 Responses to “cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu”
Đăng nhận xét