Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán

Ngày 14/3/2018  chính phủ ra nghị định quy định xử phạt một số lỗi liên quan tới nghiệp vụ kế toán có hiệu lực từ 1/5/2018. Đáng kể các lỗi này phạt "khá nặng".

Chính phủ đã ban hành nghị định 41/2018/NĐ-CP

Nghị đình này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000đ đối với cá nhân và 100.000.000đ đối với tổ chức

Xem thêm nghị định 41.signed

Cụ thể xử phạt hành vi vi phạm:

  • Quy định chung về pháp luật kế toán
  • Về chứng từ kế toán
  • Về sổ kế toán
  • Tài khoản kế toán
  •  Lập và trình bày BCTC
  • Nộp và công khai BCTC
  • Sao chụp, niêm phong tài liệu kế toán
  • Về kiểm tra kế toán
  • Bảo quản lưu trử tài liệu kế toán
  • Kiểm kê tài sản
  • Bố trí người làm và thuê làm kế toán

Ví dụ một số mức phạt:

  • Áp dụng sai chế độ kế toán, kỳ kế toán phạt từ 10-20 triệu
  • Tẩy xóa chứng từ kế toán, ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ, mực phai màu, ký chứng từ kế toán bằng cách đống dấu chữ ký khắc sẳn, chứng từ chi tiền không ký theo từng liên, phạt từ 3-5 triệu
  • Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền phạt từ 5-10 triệu
  • Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định, phạt từ 5-10 triệu
  • Lập BCTC không đúng biểu mẩu, phạt từ 5-10 triệu
  • Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán, phạt từ 20-30 triệu

Xem thêm:

Chữ ký số chiết khấu dành cho kế toán nghiệp vụ

 

 

Nguyên văn bài viết : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán

Tags:

0 Responses to “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán”

Đăng nhận xét

Designed by SpicyTricks